• 0

Chào mừng

Câu Chuyện Sơn Mài

NGUỒN GỐC CỦA SƠN MÀI

Sơn mài xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới cách đây hơn 4000 năm, nhiều cổ vật được tìm thấy ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Miến Điện…

Ngày nay các nhà khảo cổ học vẫn tranh cãi về nguồn gốc xuất xứ của nghệ thuật sơn mài cổ truyền. Vào khoảng thời gian từ năm 1600 – 1046 trước Công Nguyên, thợ mộc công Trung Quốc đã biết dùng sơn mài vào vật dụng trong đời sống hàng ngày và sau đó đưa màu sắc vào chất liệu này, tạo nên tính thẩm mỹ cao trong đó. từng sản phẩm.

Đến thế kỉ thứ V, nghệ thuật sơn mài được truyền bá sang Nhật Bản. Người Nhật Bản đã tận dụng kỹ thuật này để phát triển và tạo thành nền tảng cho kỹ thuật tác động chế độ trên thế giới. Một trong những kỹ thuật mà người thợ thủ công Nhật Bản phát hiện ra là kỹ thuật Makie: dán vàng hoặc bạc lên sơn mài. Kỹ thuật này đã làm nên nghệ thuật sơn mài phát triển lên một tầm cao mới, từ việc chỉ dùng làm những vật dụng dân gian đến việc tạo ra những sản phẩm sơn mài sang trọng được sử dụng trong những cung điện, lăng tẩm, đền thờ hay những gia đình quyền quý.

 

NGUỒN GỐC SƠN MÀI Ở VIỆT NAM

Tại Việt Nam, những vết tích đầu tiên về chất liệu này đã được khai mở cách đây hàng trăm năm trước Công Nguyên. Vào thời Đinh (930-950), dân Việt đã biết dùng mủ cây sơn để trét thuyền. Bao lần qua các triều đại Lê, Lý, Trần, nhiều cổ vật, tượng gỗ hay đất được sơn thếp vàng vẫn còn được lưu giữ.

Vậy tổ nghề sơn là ai? Thực ra phải nói là tổ nghề hàng sơn hay chính xác hơn là: vị tổ đã cải tiến nâng cao kỹ thuật sơn gồm sơn dầu, sơn quang, sơn mài, người đã làm tôn cao hơn giá trị của các mặt hàng sơn - đó là cụ Trần Lư!

Thực ra cụ Trần không phải là người dân làng này. Song vì học trò cụ đem nghề truyền cho dân Hà Vĩ, tức là đem lại một nguồn sống mới nên Hà Vĩ thờ cụ làm thành hoàng chứ Trần Lư là người làng Bình Vọng - tên nôm là làng Bằng cũng thuộc huyện Thường Tín, nay là xã Văn Bình. Có thể nói rằng thuở trước ở hầu hết các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, mọi thứ trang trí bằng sơn ở các đền chùa, dinh thự… thường là do phường sơn Bình Vọng cáng đáng. Thực ra thì cũng còn nhiều phường sơn có tiếng tăm khác như phường Hạ Thái (cũng thuộc huyện Thường Tín), phường Đình Bảng (Bắc Ninh)... song phường Bình Vọng vẫn được trọng vì là phường đất tổ. Sở dĩ như vậy là do trước đây người làm nghề sơn ai cũng đều coi “Trần tướng công”, người làng Bình Trọng này là tổ nghề của mình.

Trong kho sách chữ Hán của Thư viện Hán - Nôm có quyển Bình Vọng Trần thị gia phả có thể giúp ta nhiều trong việc tìm hiểu ông tổ nghề sơn. Đây là một bộ sách chép tay trên giấy lệnh hội, mang ký hiệu A979, gồm 476 trang, chia ra làm 15 kỷ, tức là 15 chi họ, do Trần Phương Xuân chép lại năm 1912. Ở kỷ thứ hai thấy có Trần Lư (còn đọc là Lô), tức là Trần tướng công, ông tổ nghề sơn. Theo gia phả này thì Trần Lư, còn có tên là Lương, tự là Tu Khê, sinh năm Canh Dần (1470), đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1502), niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 đời Lê Hiến Tông. Gia phả không ghi cụ thể năm mất nhưng có một chi tiết giúp ta đoán định được: “Năm ông đi sứ về thì gặp lúc Mạc Đăng Dung chiếm ngôi của nhà Lê nên ông tử tiết để giữ lòng trung với nhà Lê”. Vậy thì năm đó là năm 1527. Gia phả còn ghi rõ: Ông nắm vững được nghề vẽ bằng sơn và truyền nghề cho dân làng (Dĩ tự tiên sinh nhi toàn hương tri thử nghệ). Cả làng biết nghề này là do ông. Chữ Lư còn có một âm khác là Lô. Theo Toàn Việt thi lục thì tên tự của ông là Tu Hán. Có lẽ do sao chép nhầm, vì chữ Khê và chữ Hán có tự dạng rất giống nhau. Sách này còn ghi là ông đi sứ hai lần vào những năm 1495 và 1506, ghi cả năm ông mất là 1540. Như vậy là có khác với gia phả. Chưa rõ sách nào đúng. Ngoài ra, gia phả còn ghi lại một đôi câu đối treo ở nhà thờ ông. Chính câu đối này khẳng định rằng Trần Lư đã dạy nghề sơn cho dân:

- Lưỡng độ hoàng hoa danh tiến sĩ

(Hai phen đi sứ lừng danh tiến sĩ)

- Bách niên đan hoạch cổ tiên dân

(Trăm năm son thắm dạy dỗ dân gian)

Mãi đến đời vua Lê Nhân Tông (1443-1460), Trần Thượng Công mới được tôn là bậc thầy đầu tiên của ngành nghề này. Các trò học của các cụ đã lập phường thợ tỏa đi khắp nơi, những thợ giỏi được triều đình nhận vào nội phủ để trang trí nội thất trong cung điện. Huế nay được xem là nơi mà những vết tích và tác phẩm sơn mài còn được lưu giữ một cách quy mô và đầy đủ nhất.

 

LÀNG NGHỀ SƠN MÀI

Làm sơn mài bằng chất liệu sơn truyền thống(sơn ta) luôn phụ thuộc vào thời tiết - nó thích hợp với mùa xuân và những ngày mưa đầu mùa vì thời tiết hạ tiết làm sơn màu khô hơn. Trái ngược với sơn ta, hiện nay hầu hết các sản phẩm sơn mài được tạo ra bởi sơn điều - sơn công nghiệp, loại sơn này mau khô hơn trong điều kiện thời tiết khô ráo. Điều đó cho thấy sự phân bố làm nghề sơn mài không những chia theo khu vực mà còn có yếu tố về thời tiết.

Tương truyền, nghề sơn Hạ Thái có từ khoảng thế kỷ XVII, lúc đó mới chỉ là nghề sơn đồ. Tuy không phải phường đất tổ nghề sơn của Việt Nam, nhưng phường sơn Hạ Thái ngày trước được trọng dụng vì có nhiều thợ tài hoa, khéo léo, sáng tạo. Đầu thập niên 30 của thế kỷ trước, những họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại Trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm cách phát hiện thêm các vật liệu có màu sắc khác nhau như vỏ trứng, ốc, cật tre… và đặc biệt là được đưa ra kỹ lưỡng. kỹ thuật mài mòn, sáng tạo nên kỹ thuật mài mòn độc đáo để sáng tạo những bức tranh sơn mài thực sự. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó. Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu sơn màu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh gián làm chất kết hợp, cùng các loại sơn, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai… vẽ trên nền đắp màu đen.

Cũng trong giai đoạn này, Làng Hạ Thái có cụ Đinh Văn Thành, là giảng viên Trường Mỹ thuật Đông Dương được mời sang Pháp dự thi vẽ tại Paris về nghệ thuật tranh sơn mài. Sau này, cụ cải tiến từ sơn dầu để đưa nghề sơn mài về làng. Kể từ năm 1955 đến nay, nghề sơn mài làng Hạ Thái đã trải qua nhiều bước thăng trầm, nhưng nhìn chung ngày càng phát triển bền vững. Năm 1955, làng tập hợp những người giỏi lập nên đoàn sơn mài Thanh Hà gồm 15 thành viên. Đến năm 1959, nhóm đổi tên thành HTX sơn mài Thanh Hà. Năm 1961, Thanh Hà đổi tên thành HTX tiểu thủ công nghiệp sơn mài Bình Minh chuyên sản xuất tranh mài xuất sang các nước Đông Âu.

Làng nghề sơn mài Hạ Thái thường lấy quỳ vàng, quỳ bạc của làng Kiêu Kị (Gia Lâm), lấy giấy dó của làng Đông Cao, lấy vải màn của làng Đình Cả, lấy vọc hoặc sản phẩm chạm khắc của làng Phù Khê, lấy nguồn sơn thô của Phú Thọ, Yên Bái và lấy nguồn dầu trẩu, dầu lấp của Lạng Sơn, Cao Bằng..

Hà Nội ngày nay vẫn là đầu mối tập trung tư liệu và các bậc chế tác nghệ thuật sơn mài nổi tiếng.

 

CÁC LOẠI SƠN MÀI

Sơn mài truyền thống có thể chia làm 3 loại:

– Sơn quang được sử dụng trên các vật dụng bằng mây, tre, gỗ như hộp, khay… có màu sắc nhẹ nhàng, khá phổ biến trong dân gian.

– Sơn thếp vàng chỉ được thấy ở các gia đình quyền quý, các nhà thờ, đình, chùa, nhất là các lăng tẩm, cung điện vua chúa; tượng, câu đối, hòm, võng, án thư… trong những di tích cổ hay bảo tàng ở Việt Nam. Ngày nay còn được ứng dụng trong các sản phẩm như: Nội thất, khay, hộp, tranh sơn mài,...

– Nổi tiếng và độc đáo nhất là loại sơn mài đắp nổi. Các chi tiết đắp nổi được làm bằng sự kết hợp hỗn hợp giữa bột đá non, bột trét cau và giấy giã nhuyễn. Loại sơn mài này thường thấy ở nội phủ, hoàng cung với nhiều chi tiết hoa văn vô cùng phong phú, bắt mắt như rồng, phụng, tứ linh,.. Thời nay được sử dụng như một chất liệu để vẽ tranh sơn mài.

Sơn mài

123123

123123

123123123

123123

123123

54123123

1221231

312312431